Vn

Sáng giữa tháng 10, bà Bùi Thị Thanh, trú xã Nam Anh mặc đồ bảo hộ, vác thang sắt, cầm thêm rổ tre r victor hugo

【victor hugo】Trồng hồng trứng thu hơn 50 triệu đồng mỗi vụ

Sáng giữa tháng 10,ồnghồngtrứngthuhơntriệuđồngmỗivụvictor hugo bà Bùi Thị Thanh, trú xã Nam Anh mặc đồ bảo hộ, vác thang sắt, cầm thêm rổ tre ra vườn đồi phía sau nhà hái hồng. Gia đình bà trồng 60 gốc hồng trứng, vụ này tất cả đều cho quả, mỗi kg bán tại vườn giá 20.000-30.000 đồng, đến nay đã tiêu thụ gần 5 tạ quả. Dự tính cuối vụ sản lượng đạt một tấn, tổng thu nhập khoảng 30 triệu đồng.

Bà Thanh cho biết từ hàng trăm năm trước, các giống hồng như trứng, cậy, nứa, tiên, tròn dài... đã được trồng ở Nam Anh, trong đó hồng trứng phổ biến hơn cả. Chất đất đỏ quanh dãy núi Đại Huệ thích hợp để cây sinh trưởng, cho vị ngọt đặc trưng. Một số nơi trồng hồng trứng nhưng quả không ngon như hồng Nam Anh.

Hồng trứng trồng tại xã Nam Anh vào vụ chín. Ảnh: Đức Hùng

Hồng trứng trồng tại xã Nam Anh vào vụ chín. Ảnh: Đức Hùng

Loài cây này có thể trồng bằng hai phương pháp, gieo hạt hoặc chiết ghép. Cây gieo hạt sau 5 năm mới cho quả nên người dân thường chọn cách chiết ghép. Họ sẽ lấy cành của những cây hồng năng suất ghép với cây mẹ, sau 6-7 tháng thì tách ra, đào hố sâu 50 cm, đổ phân chuồng xuống dưới để trồng.

Cây trồng bằng chiết ghép sau 2 năm thì bói quả, từ năm thứ tư cho thu hoạch đại trà. Hồng trứng ít phải chăm sóc, mỗi năm chỉ bón phân một lần. Mỗi cây cao 5-7 m, đường kính tán 8-10 m, đạt 3-4 tạ quả nếu thời tiết thuận lợi và không bị côn trùng phá. Cây sống được hàng trăm năm, càng nhiều tuổi quả càng ngọt và sai.

Cùng khách ra vườn hái quả, chủ vườn Nguyễn Đình Quế chia sẻ đầu năm xuất hiện sương muối làm rụng hoa, tháng 4-8 hạn hán kéo dài nên sản lượng hồng trứng giảm. May mắn giá hồng cao hơn năm ngoái 3.000-5.000 đồng một kg nên người trồng cũng được an ủi.

Hai tháng trước, vườn hồng trứng hơn 50 gốc của gia đình ông Quế đã có thương lái đặt mua hết, đến nay họ hái hơn 5 tạ, dự kiến cuối vụ gia đình thu lời khoảng 40 triệu đồng.

Quả hồng tứng sau khi ủ chín chuyển sang màu đỏ. Ảnh: Đức Hùng

Quả hồng trứng sau khi ủ chín chuyển sang màu đỏ. Ảnh: Đức Hùng

Thường người dân sẽ thu hoạch khi quả còn ương, sau đó bỏ vào thùng xốp, dưới đáy để ít đất, xếp rơm lên trên theo từng lớp, sau 3-4 ngày thì quả chuyển màu đỏ thắm. Quả hồng chín sẽ mềm, ruột đỏ, vị ngọt thanh.

Ông Hồ Viết Hoa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Anh, cho biết hơn 400 gia đình trong xã đều trồng hồng, nhà ít 5 cây, nhà nhiều hơn 100. Toàn xã có gần 200 ha hồng trứng, trong đó 150 ha đang thời kỳ thu hoạch. Do thời tiết không thuận lợi, sản lượng hồng của xã đạt khoảng 100 tấn, giảm 1/3 so với năm ngoái.

Hồng trứng giúp người dân Nam Anh có thu nhập khá. Trung bình mỗi gia đình thu 30-50 triệu đồng một vụ, nhiều hộ sở hữu diện tích lớn thu 70-80 triệu đồng.

Một số vườn hồng cổ trên địa bàn đã thu hút khách đến trải nghiệm, chụp ảnh hồi giữa tháng 10, thu mỗi lượt 30.000 đồng. Ảnh: Đức Hùng

Một số vườn hồng cổ trên địa bàn thu hút khách đến trải nghiệm, chụp ảnh hồi giữa tháng 10. Ảnh: Đức Hùng

Khoảng 3 năm nay, ngoài bán quả, nhiều người dân ở xã Nam Anh còn khoanh vùng vườn hồng cho du khách trong và ngoài huyện đến chụp ảnh, giá mỗi lượt vào 30.000 đồng. Toàn xã có 3 địa điểm chụp ảnh. Ngoài ra, xã cũng đang xây dựng mô hình check-in vườn hồng tại xóm 6, với 20 gốc cổ thụ.

Ông Nguyễn Quý Hiếu, Trưởng phòng Quản lý khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An, cho biết hồng trứng ở xã Nam Anh là loài cây quý, từ năm 2018 Sở đã có đề án phục hồi và phát triển nguồn gen. Đến nay cơ quan chuyên môn đã chọn được 20 cây đầu dòng để lấy mắt ghép sản xuất giống.

Chính quyền cũng đang lên kế hoạch xây dựng hồng trứng là sản phẩm OCOP - chương trình mỗi xã một sản phẩm, mở xưởng làm hồng sấy để nâng cao chất lượng và thương hiệu.

Đức Hùng

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap